Hãy để trẻ lớn lên…với tốc độ của chúng ~ Mẹ và bé Hãy để trẻ lớn lên…với tốc độ của chúng

6/5/15

Hãy để trẻ lớn lên…với tốc độ của chúng

20:06 Posted by Unknown
Dù cho các ông bố, bà mẹ có mong muốn đẩy nhanh sự phát triển của con mình đến đâu, phần lớn trẻ sẽ lớn lên với một tốc độ chung, một cách thức chung và khó có thể thay đổi được nhiều.

Các chuyên gia về phát triển trẻ em nói rất khó để một đứa trẻ phát triển lên một mức độ mới trước khi chính bản thân đứa trẻ ấy đã sẵn sàng. Sự tiến bộ có thể khác nhau theo tuần, thậm chí theo tháng giữa những đứa trẻ cùng tuổi. Một khi trẻ tiến bộ và phát triển những kỹ năng mới thì điều ấy là tốt đẹp, thậm chí cả khi chúng bỏ qua một bước phát triển, ví dụ một số trẻ không tập bò mà bắt đầu tập đi luôn.

Ví thế, nếu một đứa trẻ phản đối việc cai sữa để bắt đầu ăn dặm, hãy đừng giải thích nhiều, nếu một đứa trẻ gào khóc khi cha me rời khỏi phòng, có nên lo sợ? Không có lý do gì để lo sợ cả. Trẻ em cần học dần dần và lớn lên với tốc độ phù hợp. Nhiệm vụ của cha mẹ là chăm sóc, khuyến khích và tạo ra một môi trường để thúc đẩy trẻ phát triển.

Hãy quyên những gì anh chị em của trẻ đã làm ở lứa tuổi đó. Trẻ em cũng giống như vân tay – không có hai vân tay giống nhau hoàn toàn.

Các chuyên gia cho rằng có các mốc phát triển sau với trẻ như là một sự hướng dẫn cho cha mẹ. Tuy nhiên các bậc cha mẹ cũng nên lưu ý rằng các mốc phát triển này không phải lúc nào cũng trùng với con bạn.

Mẹ và Bé

Từ lúc sinh ra đến 2 tháng tuổi
Trẻ thích nhìn mặt người và các vật có hình dáng đơn giản; nhận ra giọng của mẹ; có phản ứng nắm tay tốt; nhìn theo các vật chuyển động; cười. Nụ cười đánh dấu mối liên hộ rõ nét của sự tiến bộ của não. Nó cũng là dấu hiệu quan trọng của việc hoàn thiện chức năng tâm lý/tâm thần. Nghĩa là trẻ có thể phân biệt giữa bản thân chúng và môi trường xung quanh – sự hòa nhập xã hội bắt đầu.

3 tháng
Trẻ di chuyển chân và tay tốt như nhau; kêu nhẹ và cố nói nhiều âm thanh khác nhau; vồ và đá các vật bên cạnh; có thể tựa khá vững

6 tháng
Trẻ em chơi với tay của mình; vươn tới/với các vật xung quanh; cười và hét; lăn người. Trẻ tiếp tục thể hiện các dấu hiệu cho tháy bộ não đang phát triển, mối liên hệ giữa bộ não và cơ thể đang hoàn thiện. Các yếu tố này nếu được hỗ trợ bởi môi trường xung quanh thì rất tốt cho trẻ.

9 tháng
Trẻ biết quay đầu một cách nhẹ nhàng; chân chịu được trọng lượng; cầm chai; có cảm giác sợ khi “ở một mình”. Cảm giác này xuất hiện khi người chăm sóc phải tạm thời rời đi/ra khỏi phòng. Trong suy nghĩ của trẻ, như vậy là người chăm sóc đã không còn tồn tại. Trẻ khóc xót thương. Chơi trò “ú - òa”  là một cách tốt để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này. Trẻ cần học rằng người hoặc vật vẫn tồn tại dù cho trẻ nhìn thấy hay là không nhìn thấy.

12 tháng
Trẻ phát ra âm thanh “bố, mẹ”; bò; đẩy người đứng dậy; đi nếu bám tay vào đồ đạc. Khi cơ của trẻ đã đủ khỏe và sự phối hợp của các bộ phận bắt đầu tốt để di chuyển từ điểm A đến điểm B, trẻ sẽ bắt đầu chập chững đi. Ở lứa tuổi này, cha mẹ nên bắt đầu đọc cho con nghe truyen co tich Viet Namtruyen co tich thế giới, truyen ngu ngon, truyen co grim. Nhà vật lý vĩ đại Albert Einstein đã từng nói "nếu muốn con bạn thông minh hãy đọc cho chúng nghe các câu chuyen co tich, nếu muốn con bạn thông minh hơn, hãy đọc cho chúng thêm nhiều truyện cổ tích"

18 tháng
Trẻ đi trong phòng mà không cần trợ giúp; nói được ít nhất 2 từ; bỏ được giày ra; tự ăn được và uống nước từ cốc. Các hành động phức tạp này đòi hỏi đôi mắt trẻ phát triển và phối hợp được tay.

Từ 2 đến 2,5 tuổi
Trẻ nói được ít nhất 3 từ (bên cạnh các từ “bố, mẹ”); chạy mà không ngã; kiểm soát được việc đi vệ sinh; trở nên rất tò mò. Các nhà khoa học gọi đây là “giai đoạn nắm bắt”. Cha mẹ thì gọi là “khủng hoảng tuổi lên 2”. Cha mẹ khôn ngoan nên cất những vật dễ vỡ, khóa tủ và quây/ngăn kín cầu thang bởi vì trẻ chưa đủ kỹ năng để leo trèo, nhẩy và khám phá. Hoặc cha mẹ có thể áp dụng các hình thức khác như cho con tiếp xúc với chuyện cổ tích để vừa giúp trẻ phát triển tư duy vừa giúp trẻ khám phá thế giới. Tuy nhiên, với một số chuyen co tich Viet Nam thì cha mẹ nên dành thời gian để giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa, đặc biệt với một số cổ tích Việt Nam có phần kết chưa thật sự phù hợp với trẻ như Tam cam, (hoặc truyen co tich Tam cam, truyen Tam cam)

Lớn lên và học hỏi là một nhiệm vụ phức tạp, trong quá trình trải qua những thay đổi về thể chất và tâm lý, nhiều trẻ gặp phải nhiều khó khăn. Nhưng những khó khăn chỉ là nhất thời. Với sự kiên trì, cha mẹ có thể kiểm soát thành công sự phát triển của con mình, từ một đứa trẻ thành một chàng trai, cô gái khỏe mạnh sau này.
----------------------
Xem video chuyện cổ tích Việt Nam và thế giới tại:
-----------------------------
Xem chủ đề Truyện cổ tích tại: